Cơ chế đứt gãy Đứt_gãy

Đứt gãy thuận ở hệ tầng La Herradura, Morro Solar, Peru.

Do lực ma sát và tính rắn của đá, chúng không thể trượt hoặc trôi qua nhau một cách dễ dàng, và đôi khi sự dịch chuyển dừng lại. Khi việc này xảy ra, ứng suất tích tụ trong đá và khi nó vượt ngưỡng sức căng, thế năng tích tụ bị phân tán bằng sự giải phóng sức căng, bằng chuyển động tập trung vào một mặt phẳng — đứt gãy.

Sự căng xảy ra dần dần hoặc ngay lập tức, phụ thuộc vào lưu biến học của đá; lớp vỏ dẻo bên dưới và lớp manti tích tụ sự biến dạng dần dần qua sự trượt, trong khi lớp vỏ giòn bên trên phản ứng bằng cách nứt – giải toả ứng suất trực tiếp – để tạo ra chuyển động dọc theo đứt gãy. Một đứt gãy ở đá dẻo có thể giải toả ngay lập tức khi sức căng quá lớn. Năng lượng được giải phóng nhờ sự giải phóng sức căng trực tiếp tạo ra động đất, một hiện tượng phổ biến giữa ranh giới chuyển dạng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đứt_gãy http://www.andeangeology.cl/index.php/revista1/art... http://www.oxfordreference.com/view/10.1093/acref/... http://adsabs.harvard.edu/abs/2000JSG....22..291P http://adsabs.harvard.edu/abs/2015JSG....78....1R http://scienceline.ucsb.edu/getkey.php?key=2845 http://ic.ucsc.edu/~casey/eart150/Lectures/2faults... http://maps.unomaha.edu/Maher/geo330/melissa1.html http://www.nature.nps.gov/geology/usgsnps/deform/g... http://pubs.usgs.gov/gip/earthq1/how.html http://geomaps.wr.usgs.gov/sfgeo/quaternary/storie...